Mục đích phân loại rác tại nguồn
- Tăng lượng rác được thu hồi, tái chế, tái sử dụng
- Xử lý hiệu quả các thành phần khác nhau trong rác thải
- Tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, giảm ô nhiễm đất, nước, không khí
- Tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lí rác thải
Lộ trình phân loại rác
- 2020 : Luật bảo vệ Môi trường quy định bắt buộc phân loại rác tại nguồn
- 7/2022 : Nghị định 45/2022 quy định xử phạt hành chính hộ gia đình, cá nhận không phân loại rác, không dung bao bì chứa rac theo quy định
- 11/2023 : Ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại rác
- 1/1/2025 : Chính thức bắt buộc phân loại rác tại nguồn
Phân loại rác thế nào
- Rác hữu cơ
Rác thải hữu cơ là phần bỏ đi của thực phẩm sau khi chế biến gồm có vỏ hoa quả, bã trà – cà phê, rau củ, thức ăn thừa, lá cây, phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng. Chúng có thể được tái chế để đưa vào sử dụng trong việc chăm sóc cây trồng hoặc làm thức ăn cho động vật. Điều này không chỉ giảm lượng rác thải mà còn đóng góp vào việc duy trì môi trường sống xanh và bền vững.
Cách xử lý rác thải hữu cơ là tận dụng để làm phân bón hữu cơ, còn gọi là phân xanh để cung cấp dưỡng chất cho đất hoặc dùng làm thức ăn cho động vật nuôi trong gia đình.
- Rác tái chế
Rác thải tái chế là các loại chất thải khó phân hủy nhưng có khả năng tái chế để sử dụng lại gồm giấy thải, sách báo, chai nhựa, lon bia – nước ngọt, túi nhựa, vỏ hộp kim loại, chai lọ thủy tinh, đèn huỳnh quang, bóng đèn led, đèn chùm, giấy lộn, thùng carton, ống nước PVC, chai nước PET, bình chữa cháy, bình gas, bình xịt.
- Rác vô cơ
Các loại rác thải vô cơ là loại chất thải không thể sử dụng lại, không thể tái chế như gạch đá, sành sứ, đồ cao su, băng đĩa nhạc, than, vỏ sò, vỏ hến, keo dán, vật liệu cách nhiệt, thạch cao, giày dép, găng tay, quần áo cũ.
Mức phạt khi không phân loại rác
Có nhiều hình thức xử phạt không phân loại rác thải sinh hoạt nếu không thực hiện quy định phân loại rác thải sinh hoạt theo Luật Bảo Vệ Môi Trường, cụ thể:
- Phạt tiền từ 100.000 – 150.000 đồng
Đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
- Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng
Đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định hoặc không sử dụng bao bì chứa chất thải sinh hoạt theo quy định.
- Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng
Đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
- Phạt tiền từ 2.500.000 – 3.000.000 đồng
Đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.